Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Nhìn lại những mâm cơm nhà đẹp hết hồn trong 3 tuần #stayhome, xem xong chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền!

Sẽ luôn có những cơ hội xuất hiện trong nghịch cảnh, có những mặt sáng khi bóng tối đổ lên từng đường ngang ngõ hẹp. Và cuộc sống quẩn quanh 4 bức tường tưởng như tẻ nhạt nhưng lại có nhiều điều thú vị hơn chúng ta vẫn nghĩ. Không khó để nhận ra, hơn 21 ngày vừa qua có rất nhiều hình ảnh đặc biệt được chia sẻ trên các trang MXH và được dân tình “thả dịch thuật tim" rần rần. Nó không phải là cốc cafe từ một quán sang chảnh hay những chuyến du lịch xa hoa nhiều góc sống ảo, nó đến từ những món ăn nhà nấu, những bữa cơm gia đình quây quần hay những khoảnh khắc cả nhà bên nhau.

Nếu trước đây, người ra thấy “chán cơm thèm phở" theo đúng nghĩa đen hoặc số khác quá bận rộn với công việc mà ăn uống qua loa, thì nay cơm nhà “lên ngôi" và chúng ta bắt đầu nhận ra những điều thú vị, đáng yêu khi được xắn tay áo vào bếp phụ mẹ hay tự làm bếp trưởng và cho ra loạt tác phẩm mĩ mãn, ngon từ mắt đến miệng.

    Cơm nhà sum vầy

Không còn mâm cơm vắng hơn nửa thành viên vì chồng đi nhậu với các sếp, hay cậu con trai phải ăn vội ăn vàng trước cho kịp ca học tối. Trong những ngày qua giãn cách xã hội vừa qua, mâm cơm nhà đông đủ, đầy ắp tiếng cười. Cũng không còn cảnh mình mẹ cặm cụi làm bếp chuẩn bị cơm nước và ngàn việc không tên. Giờ đây mẹ đã có nhiều hơn một "cộng sự" cùng gánh vác: cậu con trai tuy hơi vụng nhưng vẫn phụ mẹ rửa bát, cô con gái lớn thì cũng xén tay áo nhặt rau. Mấy khi mà nhà mình lại đông vui vậy. Công thức hạnh phúc chưa bao giờ đơn giản hơn thế: mẹ vào bếp trổ tài, mấy bố con vừa thưởng thức vừa dành cho mẹ những lời có cánh.

Nhìn lại những mâm cơm nhà đẹp hết hồn trong 3 tuần #stayhome, xem xong chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền! - Ảnh 1.

    Cơm nhà bừng vị

Trước đây, ăn uống vội vàng chẳng kịp thưởng thức hương vị, ăn xong thì uống vội cốc nước lọc gọi là sục miệng cho nhanh chóng rồi lại cắm đầu vào núi công việc kẻo trễ deadline. Thì nay cuộc sống trở nên chậm hơn, bình yên hơn, không còn quay cuồng hối hả, ai nấy đều có nhiều thời gian cho bản thân. Những bữa cơm theo đó cũng chất lượng hơn, đủ đầy hơn. Nào món rau, món canh, món mặn… lại còn có cả 7UP vị chanh thanh mát đi kèm, chưa bao giờ các món ăn lại ngon và bừng vị đến thế. Với vị chanh tự nhiên cực thanh mát, 7UP giúp cơm nhà bừng vị hơn, sảng khoái hơn. Có người đùa rằng chỉ cần có 7UP vào là ăn như không thể có ngày mai vậy, cái bụng không đáy là có thiệt luôn!

    Cơm nhà truyền cảm hứng

Không chỉ là một hoạt động diễn ra thường ngày, nấu nướng còn trở thành một “thú vui” tao nhã không kém gì ăn bánh, uống trà. Ngay cả những cô nàng, anh chàng vốn được mệnh danh là “thánh ăn hàng" thì nay cũng đã xắn tay vô bếp. Và ơ kìa, loạt tác phẩm mỹ mãn, đặc sắc ra đời, chỉ cần nhìn hình thôi là cũng đủ suýt xoa, chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền!

Đồng hành cùng với chương trình “Tôi ở nhà, bạn cũng thế”, 7UP hân hạnh đem tới những bữa ăn tại nhà 7UP chanh thanh mát để món ngon bừng vị, biến những khoảnh khắc quen thuộc bên gia đình được trân trọng và ấm cúng hơn. Việc của bạn là chuẩn bị và thưởng thức những mâm cơm thật ngon bên những người thân yêu, việc của 7UP là đem đến cho mọi người những trải nghiệm tuyệt vời nhất với vị chanh tự nhiên cực thanh mát để cùng cả nước chống dịch COVID.

Nhìn lại những mâm cơm nhà đẹp hết hồn trong 3 tuần #stayhome, xem xong chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền! - Ảnh 8.

Mỹ: Virus SARS-CoV-2 tới New York từ châu Âu, không phải Trung Quốc

Thống đốc bang New York của Mỹ Andrew Cuomo tuyên bố tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/4 rằng, virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đầu tiên lây nhiễm cho người dân tại tiểu bang New York là tới từ châu Âu, không phải từ Trung Quốc và dịch thuật rằng lệnh cấm du khách từ Trung Quốc được Tổng thống Donald Trump đưa ra là quá muộn để tránh sự lây lan của dịch bệnh.

Mỹ: Virus SARS-CoV-2 tới New York từ châu Âu, không phải Trung Quốc - Ảnh 1.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới phòng cấp cứu tại bệnh viện ở New York, Mỹ ngày 16/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Theo ông Cuomo, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northeastern ước tính có hơn 10.000 người dân New York có thể đã tiếp xúc với bệnh Covid-19 tính tới thời điểm bang này công bố ca mắc bệnh đầu tiên vào ngày 1/3. Ông cho rằng Italy nhiều khả năng là nguồn lây nhiễm bệnh cho New York.

Bên cạnh đó, ông Cuomo còn chỉ rõ, Tổng thống Trump đã ban hành lệnh cấm những người đến từ Trung Quốc vào ngày 2/2, hơn một tháng sau khi có thông tin bùng phát ổ dịch ở Trung Quốc, đồng thời quyết định hạn chế đi lại từ châu Âu trong tháng 3. Tới thời điểm đó, virus SARS-CoV-2 đã lan ra rộng khắp nước Mỹ.

Thống đốc Cuomo nêu rõ: “Chúng tôi đã đóng cửa trước bằng lệnh cấm du khách đến từ Trung Quốc, điều này hoàn toàn đúng đắn, song chúng tôi lại để mở cửa sau (ý muốn nói châu Âu)”.

Theo ông Cuomo, vào ngày 23/4, tổng số ca mắc Covid-19 phải nhập viện toàn bang New York hiện đang là 14.200 người, giảm so với mức 15.021 một ngày trước đó. Trong khi đó, số ca tử vong toàn bang tăng thêm 422 ca trong ngày 23/4. Thống đốc bang New York nói rằng việc mở cửa trở lại mà thiếu đi các biện pháp giãn cách xã hội sẽ khiến số ca mắc Covid-19 gia tăng./.

Hòa bình ló rạng ở Đông Ukraine

“Bộ Tứ” họp lần 3

Ngày 22/4, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết, ông sẽ tiến hành hội nghị trực tuyến vào tuần tới với 3 người đồng cấp Nga, Ukraine và Pháp nhằm duy trì tiến trình hòa bình ở miền Đông Ukraine .

“Tôi đã thảo luận với ba người đồng cấp trong nhóm bốn bên trong những ngày gần đây và tất cả nhận thấy nhiều điểm trong các quyết định, được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh 4 nước Đức, Nga, Ukraine và Pháp tháng 12 năm ngoái ở Paris, vẫn chưa được thực thi” - theo Hãng tin RFERL.

Hãng tin RFERL cũng dẫn lời ông Mass cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải tạo ra một xung lực mới cho những quyết định cũng như việc thực thi các quyết định này.

Truyền thông Đức dù dẫn lời ông Mass song chưa có được thời điểm chính xác và cụ thể sẽ tiến hành hội nghị. “Nó (hội nghị-PV) có thể diễn ra vào tuần tới”.

Trong khi chờ đợi hội nghị diễn ra, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận các vấn đề nóng của quốc tế, trong đó có giải pháp cho cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.

Theo Văn phòng Thủ tướng Đức, trong Tuyên bố chung đưa ra sau cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi và xem xét chi tiết các vấn đề liên quan đến các giải pháp dàn xếp cuộc xung đột nội bộ Ukraine.

“Đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc tuân thủ thỏa thuận Minsk, cũng như các quyết định đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm “Bộ Tứ Normandy” giữa các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Đức và Pháp vào tháng 12/2019” -Truyền thông Đức nói.

Vào thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc đối thoại trực tiếp và tham gia một cuộc họp báo chung ở Paris (Pháp) về quá trình giải quyết xung đột miền Đông Ukraine.

Lãnh đạo của bốn nước đã thống nhất thực hiện các biện pháp tức thời để ổn định tình hình miền Đông Ukraine, tiếp tục trao đổi tù nhân, tạo thêm các khu vực an toàn và các điểm giao cắt mới cho phép dân thường đi qua ranh giới ngăn cách Donetsk và Lugansk với phần còn lại của Ukraine.

Nếu hội nghị tuần tới diễn ra theo đúng dự kiến, sẽ là cuộc họp lần thứ 3 giữa nhóm “bộ Tứ” có quyền và lợi ích tại khu vực miền Đông Ukraine.

Lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh của nhóm “Bộ Tứ” Normandy về tình hình Ukraine được tiến hành là vào năm 2016 tại thủ đô Berlin của Đức mà các cam kết đưa ra chưa được thực hiện đầy đủ.

"Công thức Steinmeier"

Hội nghị tháng 12/2019 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng cho tiến trình hòa bình miền Đông Ukraine theo “Công thức Steinmeier”.

Được đặt tên theo cựu Bộ trưởng Ngoại giao Đức, “Công thức Steinmeier” kêu gọi tổ chức bầu cử tại Donetsk và Lugansk nhằm trao quyền tự trị cho khu vực này.

Nhóm các nhà lãnh đạo cũng đồng ý về việc cần thiết phải đưa “Công thức Steinmeier” vào hệ thống pháp chế của Ukraine. Sự đồng thuận về một “Công thức Steinmeier” có cả nhất trí cao của Tổng thống Nga Putin – một người vốn có quan điểm cứng rắn về vấn đề Ukraine, kiên quyết bảo đảm các quyền và lợi ích của Nga trong khu vực.

“Chúng ta cần đảm bảo rằng người dân sẽ không còn phải xếp hàng dài nữa, và có thể dễ dàng vượt qua ranh giới”- Hãng tin Reuters dẫn lời ông Putin cho biết.

“Những thỏa thuận của chúng ta phải nhắm đến mục đích cuối cùng là cải thiện cuộc sống của dân thường ở khu vực này. Không phải trong tương lai, mà là ngay bây giờ.”

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine - ông Zelensky nhấn mạnh các cuộc bầu cử kiểu này phải được thực hiện theo luật pháp của Ukraine và chỉ khi nào lực lượng quân sự nước ngoài rút khỏi dịch thuật Donetsk – Lugansk nó mới diễn ra.

Ba nhà lãnh đạo bao gồm Nga, Đức và Pháp dường như không đồng tình với điều kiện của Zelensky.

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine nói ông tin chắc vấn đề có thể được giải quyết tại các cuộc họp trong tương lai.“Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng tuân theo tất cả các thỏa thuận. Nhưng đây là vấn đề có qua có lại”- ông Zelensky khẳng định.

Trong một diễn biến mới trước khi diễn ra hội nghị của nhóm “Bộ Tứ”, các lực lượng Chính phủ Ukraine và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông tại khu vực Luhansk và Donetsk đã tiến hành các cuộc trao đổi 34 tù nhân - cuộc trao đổi tù nhân lần 3 trong vòng 3 tháng giữa hai bên.

Xung đột ở Đông Ukraine xảy ra kể từ năm 2014 cho đến nay.

Chân dung đàn em đắc lực nhất giúp Đường "Nhuệ" ăn chặn tiền mai táng người chết, thu nhiều tỷ đồng

Theo thông tin trên báo Chính phủ, c ăn cứ kết quả điều tra, ngày 22/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Khoản 3 Điều 170 Bộ luật hình sự đối với:

Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ), sinh năm 1971, trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình;

Ninh Đức Lợi, sinh năm 1974, trú tại số nhà 11, tổ 56, phường Bồ Xuyên, Thành phố Thái Bình. Ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Ninh Đức Lợi.

Chân dung đàn em đắc lực nhất giúp Đường Nhuệ ăn chặn tiền mai táng người chết, thu nhiều tỷ đồng - Ảnh 1.

Vợ chồng Đường - Dương thường khoe tiền, đất trên mạng xã hội



Theo ghi nhận của PV báo Thanh niên, Đường Nhuệ cùng đàn em bị tố thu tiền bảo kê những gia đình có người chết muốn đưa đi hỏa táng. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Thái Bình có hàng chục doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ mai táng phải hằng tháng đóng tiền cho băng nhóm của Đường “Nhuệ” khi thực hiện dịch vụ hỏa táng. Việc đóng tiền này bắt đầu từ cuối năm 2017 cho đến nay.

Cụ thể, các doanh nghiệp làm dịch vụ mai táng tại tỉnh Thái Bình được "chia" các địa bàn để hoạt động, trong đó, mỗi doanh nghiệp chỉ được thực hiện dịch vụ tại khoảng 10 xã và không được xâm phạm vào lãnh địa của nhau.

Khi đưa một người chết đi thiêu, doanh nghiệp phải "báo cáo" tên tuổi, thời gian, địa điểm cho nhóm của Đường "Nhuệ", gọi là "báo ca", rồi định kỳ mỗi tháng 2 lần đóng tiền cho Ninh Đức Lợi vào ngày mùng 5 và 20 âm lịch, với mức 500.000 đồng/lần hỏa thiêu.

Theo thông tin trên báo Kiến Thức, Ninh Đức Lợi là đàn em giúp sức cho Đường Nhuệ trong việc bảo kê thu phí dịch vụ hỏa táng tại Thái Bình gây bức xúc dư luận những ngày qua.

Tuy nhiên, dù là đàn em đắc lực của Đường Nhuệ nhưng Ninh Đức Lợi lại được ít người dân biết đến. Theo một số người dân phường Bồ Xuyên, TP Thái Bình cũng như một số người thạo tin về Đường "Nhuệ" thì thông tin về đối tượng Ninh Đức Lợi là khá ít. Không nhiều người dân ở Thái Bình biết rõ về nhân vật này.

Đại diện Công an phường Bồ Xuyên, TP Thái Bình xác nhận, Lợi có đăng ký hộ khẩu tại phường cùng với chỗ ở của bố mẹ đẻ. Tuy nhiên, y đã chuyển nhà sang phường Trần Lãm từ 6-7 năm nay và cũng ít có thông tin gì đặc biệt liên quan đến Lợi.

Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Trần Ngọc Giao, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Long (chủ Đài hóa thân Hoàn vũ Thanh Bình) cho biết, Lợi là đối tượng trực tiếp báo ca, thu tiền tại các văn phòng mai táng nộp về cho Đường "Nhuệ". Lợi cũng tham gia vào các vụ "dằn mặt" khi một số văn phòng, nhà xe không tuân theo chỉ đạo của Nguyễn Xuân Đường.

Ông Trần Ngọc Giao cũng cho biết, ông từng giáp mặt với Lợi khi đối tượng này cùng Đường Nhuệ sang đài hỏa táng. Theo ông, Ninh Đức Lợi có dáng người không cao nhưng khá nhanh nhẹn và là trợ thủ đắc lực cho Đường "Nhuệ" trong việc bảo kê, thu phí dịch vụ mai táng ở Thái Bình.

Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Long tiết lộ, băng nhóm Đường "Nhuệ" không chỉ thu 500.000 đồng/ca hỏa táng mà số tiền phải nộp có thể từ 13-14 triệu đồng.

"Công ty của tôi chỉ thu tiền dịch vụ là 4,3 triệu đồng. Số tiền còn lại đều do Đường "Nhuệ" xử lý. Vậy chắc chắn phải có sự "cấu kết" đặc biệt nào đó, Đường "Nhuệ" mới có thể thâu tóm được các đơn vị kinh doanh mảng dịch vụ này", ông Trần Ngọc Giao đặt câu hỏi.

Ngoài hành vi bảo kê ăn chặn tiền dịch vụ tang lễ nêu trên, Đường "Nhuệ" còn bị Công an tỉnh Thái Bình xác định có liên quan đến nhiều vụ án hình sự khác liên quan đến hoạt động xã hội đen như bảo kê băng nhóm, đấu giá đất…

Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra dịch thuật Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố Đường "Nhuệ" 2 hành vi cố ý gây thương tích. Vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.

Tin vui: Ca nhiễm Covid-19 duy nhất ở Đồng Nai khỏi bệnh, toàn miền Nam đã điều trị thành công cho 70/71 bệnh nhân

Sáng 24/4, trao đổi với chúng tôi, TS.BS Phan Huy Anh Vũ - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết ca nhiễm Covid-19 duy nhất trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm hiện tại đã được công bố khỏi bệnh vào lúc 9h sáng cùng ngày.

Theo đó, BN247 là nam (28 tuổi, quốc tịch Việt Nam, t rú tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Người này là quản lý dây chuyền tại Công ty Giày Gia Định chi nhánh tại số 20A đường Đồng Khởi, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Hàng ngày anh từ TP.HCM đi làm ở Đồng Nai, là đồng nghiệp và có tiếp xúc gần với bệnh nhân 124 và bệnh nhân 151.

Tin vui: Ca nhiễm Covid-19 duy nhất ở Đồng Nai khỏi bệnh, toàn miền Nam đã điều trị thành công cho 70/71 bệnh nhân - Ảnh 1.

Đây là ca nhiễm Covid-19 duy nhất ở Đồng Nai cho đến thời điểm hiện tại (Ảnh: Người Đồng Nai).

Sau khi phát hiện bệnh nhân 124 dương tính với SARS-CoV-2, ngày 24/3 anh được cách ly tập trung tại ký túc xá Trường đại học Đồng Nai theo diện đối tượng tiếp xúc gần. Ngày 26/3, anh được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm, kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Tại khu cách ly tập trung, anh ở cùng phòng với 4 người khác cũng thuộc đối tượng tiếp xúc gần bệnh nhân 124 và bệnh nhân 151. Trong quá trình cách ly, anh và người chung phòng không ghi nhận triệu chứng bệnh.

Đến ngày 6/4, khi chuẩn bị kết thúc cách ly tập trung, anh được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.

Sau khi được điều trị, bệnh nhân đã có kết quả dịch thuật xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2, sức khỏe ổn định, không ho, không sốt, không đau họng.

Tin vui: Ca nhiễm Covid-19 duy nhất ở Đồng Nai khỏi bệnh, toàn miền Nam đã điều trị thành công cho 70/71 bệnh nhân - Ảnh 2.

Bé trai 6 tuổi được công bố khỏi bệnh tại BV Đa khoa tỉnh Tây Ninh.

Trước đó, bé trai 6 tuổi cũng đã được công bố khỏi bệnh tại BV Đa khoa tỉnh Tây Ninh. Đây là ca nhiễm thứ 3 trên địa bàn tỉnh, là ca bệnh 252 của cả nước.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại đã có 70/71 ca nhiễm Covid-19 trên toàn miền Nam được công bố khỏi bệnh. Cụ thể:

+ Miền Tây Nam bộ, 13/13 ca nhiễm ở các tỉnh, thành khỏi bệnh: Cần Thơ (BN145, BN154), Bến Tre (BN123), Đồng Tháp (BN101, BN102, BN103, BN104), Trà Vinh (BN105, BN106, BN144), Bạc Liêu (BN155, BN156, BN241).

+ Miền Đông Nam bộ, 4/4 ca nhiễm đã khỏi bệnh: Tây Ninh (BN117, BN118, BN252), Đồng Nai (BN247).

Nam phi công người Anh - ca nhiễm còn lại của TP.HCM và cả miền Nam đang được điều trị tại Khoa Nhiễm D, BV Bệnh Nhiệt đới.

Tại TP.HCM, đã có 53/54 ca nhiễm khỏi bệnh (03 ca ban đầu và 50 ca mới: BN 32, BN 45, BN 48, BN 53, BN 54, BN 64, BN 65, BN 66, BN 75, BN 79, BN 80, BN 81, BN 82, BN 83, BN 89, BN 90, BN 95, BN 96, BN 97, BN 98, BN 99, BN 100, BN 119, BN 120, BN 121, BN 125, BN 126, BN 142, BN 150, BN 151, BN 152, BN 153, BN 157, BN 159, BN 160, BN 171, BN203, BN 204, BN 206, BN 207, BN234, BN92, BN124, BN 127, BN143, BN158, BN 224, BN 235, BN 236, BN 248).

Hiện chỉ còn điều trị cho một bệnh nhân duy nhất là nam phi công người Anh (BN91). Theo thông tin của Sở Y tế vào lúc 8h sáng nay, BN 91 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng sức khỏe ổn định, không sốt, mạch huyết áp bình thường. Kết quả xét nghiệm PCR ngày 23/4 âm tính, bệnh nhân tiếp tục thở máy.

Đánh Iran, Mỹ phải gọi Israel là "bậc thầy": Sự khôn khéo đỉnh cao của người Do Thái

Chiến dịch giữa các cuộc chiến

Trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng COVID-19 , theo lẽ thông thường thì người ta sẽ nghĩ rằng Mỹ và Iran phải tìm cách giảm leo thang căng thẳng. Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn không hề nới lỏng các lệnh trừng phạt với Iran, trong khi lực lượng dân quân dòng Shia do Tehran hậu thuẫn ở Iraq tiếp tục tấn công vào các lực lượng quân sự của Mỹ.

Nếu cuộc chiến trong bóng tối này vẫn tiếp diễn, Mỹ nhất thiết phải tìm ra những cách thức hiệu quả hơn để bảo vệ các lợi ích của mình và chống trả lại được lực lượng ủy nhiệm Iran để không xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện.

Tất cả các tổng thống Mỹ trước đây - từ Ronald Reagan đến Barack Obama - đều ngần ngại tìm cách đáp trả dịch thuật vì lo sợ sẽ kích hoạt một cuộc xung đột lớn hơn với Iran.

Việc chính quyền Donald Trump hiện nay lựa chọn cách ám sát tướng Iran Qassem Soleimani lại cho thấy điều ngược lại: một cách tiếp cận khiêu khích không cần thiết gần như dẫn đến sự leo thang có nguy cơ vọt khỏi tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, vẫn có một cách tiếp cận trung gian hiệu quả hơn. “Chiến dịch giữa các cuộc chiến” của Israel chống lại Iran ở Syria đã chứng tỏ là một trong những nỗ lực quân sự thành công nhất để đối phó với Iran.

Từ khi bắt đầu cuộc nội chiến ở Syria năm 2011 và nhất là từ đầu năm 2017, Israel đã tiến hành hơn 200 vụ không kích bên trong lãnh thổ Syria để tấn công hơn 1.000 mục tiêu có liên quan tới Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ.

Trước đây, các nhà chiến lược và sĩ quan quân sự Mỹ đã từng nghiên cứu cuộc xung đột giữa Israel và khối Ả Rập năm 1973 để chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh thông thường với Liên Xô. Ngày này, Mỹ vẫn có thể rút ra được những bài học từ chiến dịch của Israel ở Syria và áp dụng cho cuộc đối đầu với Iran.

Đánh Iran, Mỹ phải gọi Israel là bậc thầy: Sự khôn khéo đỉnh cao của người Do Thái - Ảnh 1.

Tiêm kích F-16 phóng tên lửa dẫn đường Maverick. Ảnh: Raytheon

Mỹ có thể rút ra những bài học gì từ Israel?

Thứ nhất, Israel tập trung cao độ vào một mục tiêu rất rõ ràng và có giới hạn là ngăn chặn việc vận chuyển các đầu đạn tấn công chính xác vào Syria có khả năng lọt qua hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome.

Chiến thuật này giúp Israel xây dựng được mục tiêu xuyên suốt và qua đó gửi tới Iran một thông điệp răn đe rõ ràng. Trong khi đó, Mỹ lại áp dụng cách tiếp cận quá tham vọng và dàn trải: Loại bỏ tất cả ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông, khiến việc tập trung vào các bước đi quân sự hiệu quả có giới hạn gặp nhiều thách thức.

Thứ hai, Israel theo đuổi chiến dịch của mình ở những khu vực họ có thể duy trì lợi thế áp đảo về tình báo và quân sự. Kết quả là, mặc dù Israel đã tiến hành hàng trăm vụ không kích nhưng tất cả các vụ đáp trả của Iran đều không hiệu quả.

Mỹ chắc chắn có thể đạt được ưu thế về quân sự và tình báo như vậy nhưng ở vị thế một siêu cường với những cam kết trải rộng khắp toàn cầu nên lựa chọn đó quá tốn kém và đầy thách thức, vì vậy cách tiếp cận này chỉ được triển khai khi các lợi ích quốc gia bị đe dọa.

Để giảm bớt nguy cơ leo thang, Israel giới hạn tối đa thương vong cho dân thường, thậm chí trong một số trường hợp Israel còn bắn cảnh cáo để các binh sĩ Iran sơ tán trước khi phá hủy các hệ thống vũ khí.

Bài học thứ tư là xây dựng một chiến lược truyền tải thông điệp khéo léo. Israel luôn kiềm chế làm mất mặt Iran một cách công khai, hoàn toàn đối lập với cách Tổng thống Donald Trump đăng tải thẳng thừng lên Twitter hình ảnh lá cờ Mỹ sau khi ám sát thành công tướng Soleimani.

Israel còn khôn khéo ở chỗ, thông qua những tin tức “rò rỉ” họ cố tình chuyển tới Iran thông điệp rằng việc tiếp tục vận chuyển vũ khí chính xác tới Syria là một cái giá quá đắt. Mỹ đã không làm được điều đó.

Đánh Iran, Mỹ phải gọi Israel là bậc thầy: Sự khôn khéo đỉnh cao của người Do Thái - Ảnh 3.

Tiêm kích F-35 của KQ Israel. Ảnh: AFP

Israel cũng áp dụng một cách tiếp cận không chính thống với các kế hoạch quân sự. Thay vì bắt đầu bằng việc đề ra những mục tiêu kết thúc rõ ràng nhưng cách Quân đội Mỹ thường làm, Israel chọn các tiếp cận dần từng bước bằng cách tiến hành thử các cuộc không kích có giới hạn, rồi sau đó nếu Iran không thể trả đũa hiệu quả thì họ lại tăng dần các hành động quả quyết hơn và theo dõi động thái của Iran rồi lại điều chỉnh.

Theo đuổi chính sách ngoại giao bổ trợ để tạo không gian cho hành động quân sự cũng là một chiến lược chủ chốt của Israel.

Họ thường thực hiện hầu hết các chiến dịch trong không phận do Nga kiểm soát. Khéo léo tận dụng kẽ hở là Nga không thấy mấy lợi ích gì khi dính líu vào cuộc đối đầu Israel - Iran, Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhất quán quan điểm đối thoại với Tổng thống Vladimir Putin để giảm leo thang, tránh xảy ra đối đầu.

Mỹ có thể theo đuổi một cách thức tương tự với chính phủ Iraq khi nước này luôn tránh rơi vào tình huống bị kẹt trong cuộc đối đầu giữa Iran và Mỹ nhưng vẫn không muốn Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Iraq.

Bài học cuối cùng là cần phải khiêm tốn về những gì mà một chính dịch như vậy có thể đạt được. Cuộc chiến trong bóng tối giữa Israel và Iran sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều mặt trận và Iran đang bắt đầu điều chỉnh những hạn chế ở Syria.

Với những trách nhiệm, khả năng và lợi ích khác nhau, Mỹ không thể và không nên áp dụng chính xác toàn bộ những gì Israel đã thực hiện.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của Israel ở Syria cho thấy Mỹ có nhiều lựa chọn hơn để áp dụng trong cuộc đối đầu với Iran nếu như các nhà hoạch định chính sách mong muốn và có thể vận dụng ít nhất một số yếu tố nào đó từ mô hình của Israel.

Hệ thống phòng thủ Iron dome của Israel khai hỏa

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Dịch thuật miền trung Bình Thuận là gì? có uy tín hay không

Dịch thuật miền trung Bình Thuận  là một thương hiệu của Công ty CP dịch thuật Miền Trung – MIDtrans được thành lập ngày 9/12/2016, MST 3101023866. Trong nhiều năm qua, chúng tôi luôn nhận được sự tin tưởng của rất nhiều quý đơn vị là khách hàng, đối tác bằng việc luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với hệ thống quản lý chất lượng dịch thuật chuyên nghiệp, có chuyên môn cao trong từng chuyên ngành, từng lĩnh vực.

 Chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch thuật chuyên ngành Thị xã Đồng Xoài, Thị xã Bình Long, Thị xã Phước Long, Huyện Bù Đăng, Huyện Bù Đốp, Huyện Bù Gia Mập, Huyện Chơn Thành, Huyện Đồng Phú, Huyện Hớn Quản, Huyện Lộc Ninh, Huyện Phú Riềng

 dich thuat binh thuan, dich thuat o tai binh thuan, trung tâm dịch thuật bình thuận, văn phòng dịch thuật bình thuận, văn phòng dịch thuật công chứng bình thuận, phòng dịch thuật tại bình thuận, địa chỉ dịch thuật tại bình thuận, dịch công chứng tư pháp tại bình thuận, công ty dịch thuật bình thuận, dịch thuật có công chứng tại bình thuận, dịch thuật nhanh tại bình thuận, dịch thuật giá rẻ tại bình thuận, dịch thuật tại bình thuận ở đâu tốt, dịch vụ dịch thuật ở tại bình thuận, giá dịch thuật tại bình thuận, phiên dịch tại bình thuận, biên dịch tại bình thuận, giá dịch thuật 1 trang a4 tại bình thuận, thuê dịch thuật tại bình thuận, dịch thuật chuẩn xác tại bình thuận, dịch thuật công chứng lấy ngay tại bình thuận, dịch thuật uy tín tại bình thuận, dịch thuật văn bản tại bình thuận, dịch lấy gấp tại bình thuận, dịch thuật giấy khai sinh tại bình thuận, dịch thuật lấy ngay tại bình thuận, dịch thuật y khoa tại bình thuận, dịch thuật ngữ tại bình thuận, dịch thuật hồ sơ du học nhật bản tại bình thuận, dịch thuật chứng minh nhân dân tại bình thuận, dịch thuật pháp lý tại bình thuận, dịch thuật tài liệu y tế tại bình thuận, dịch thuật bảng điểm tại bình thuận, dịch thuật sở tư pháp tại bình thuận, dịch thuật sổ hộ khẩu tại bình thuận, dịch thuật bằng toeic tại bình thuận, dịch thuật báo cáo tài chính tại bình thuận, dịch thuật ở đâu tại bình thuận, dịch thuật bằng tốt nghiệp tại bình thuận, dịch thuật sổ hộ khẩu tại bình thuận, dịch thuật giấy tờ ở đâu tại bình thuận, dịch thuật visa tại bình thuận
Dịch vụ dịch thuật tại Bình Phước và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, việc tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh, liên doanh, liên kết quốc tế là việc hết sức quan trọng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phá bỏ rào cản về mặt ngôn ngữ. Thông qua việc sử dụng dịch vụ dịch thuật tại Bình Phước, Công ty dịch thuật tại Bình Phước MIDTrans sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua vấn đề này một cách dễ dàng

Công ty dịch thuật tại Bình Thuận MIDtrans là thương hiệu dịch thuật hàng đầu Việt Nam, quy tụ nhiều biên dịch viên, phiên dịch viên hàng đầu trong các lĩnh vực: Dịch thuật tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Thái Lan, tiếng Lào.. vv. Đội ngũ biên dịch viên, phiên dịch viên của Công ty chúng tôi là những người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về kiến thức, cũng như kỹ năng của một biên dịch viên – phiên dịch viên chuyên nghiệp, chuyên dịch thuật các dự án trọng điểm tại Bình Thuận có nguồn vốn Quốc tế như: ADB, WB, JICA … Các tập đoàn lớn đã và đang triển khai dự án tại các khu công nghiệp trọng điểm của Bình Thuận như: KHU CÔNGNGHIỆP SƠN MỸ, KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THIỆN HÀM TÂN, KHU CÔNG NGHIỆP TÂN ĐỨC, KHU CÔNG NGHIỆP PHAN THIẾT, KHU CÔNG NGHIỆP TUYPHONG, KHU CÔNG NGHIỆP HÀM KIỆM, KHU CÔNG NGHIỆP TÂN HẢI, KHU CÔNG NGHIỆP TUY PHONG. 100% khách hàng đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi cảm thấy hài lòng và tiếp tục sử dụng dịch vụ
Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công ga đường sắt Phan Thiết mới;

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công tuyến đường sắt Tây Nguyên – Bình Thuận

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công cảng chuyên dùng Vĩnh Tân

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công  cảng tổng hợp Kê Gà

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công Nhà máy xử lý rác thải đô thị;

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công Nhà máy may xuất khẩu

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công  Nhà máy lọc hoá dầu Sơn Mỹ

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công Nhà máy điện trên đảo Phú Quý;

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công Trung tâm nhiệt điện Sơn Mỹ

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công Nhà máy điện khí

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công Nhà máy chế biến khí hoá lỏng

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công nhà máy chế biến nước trái cây thanh long.
Dịch vụ biên dịch văn bản: dịch công chứng gần 20 loại ngôn ngữ thông dụng như: tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Trung, tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Lào..... Dịch chuyên ngành: với gần 100 chuyên ngành khác nhau từ Kinh tế, văn hóa, thể thao cho đến các chuyên ngành khó như y học, dịch văn tự hán nôm cổ...vv

Dịch vụ cho thuê phiên dịch: chuyên cung c ấp phiên dịch ngắn ngày và dài ngày cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Đội ngũ phiên dịch đã có nhiều kinh nghiêm tham gia các dự án lớn

Dịch vụ hợp Pháp lãnh Sự: chuyên cung cấp dịch vụ hợp pháp lãnh sự trọn gói cho các tổ chức, cá nhân: dịch vụ tiện lợi giá thành cạnh tranh.

Dưới đây là bảng báo giá dịch thuật tại Bình Thuận:

Tiếng Anh: 55.000/ 1 trang

Tiếng Pháp: 85.000/ 1 trang

Tiếng Trung: 100.000/ 1 trang

Tiếng Nga: 100.000/ 1 trang

Tiếng Đức: 100.000/ 1 trang

Tiếng Hàn: 110.000 – 130.000/ 1 trang

Tiếng Nhật: 110.000 – 130.000/ 1 trang

Campuchia – Thái – Lào: 170.000/ 1 trang

Các thứ tiếng khác sẽ được báo giá khi nhận được tài liệu…

CÔNG CHỨNG DỊCH THUẬT & SAO Y BẢN CHÍNH:

 Giá dịch + 30.000/ 1 tài liệu công chứng

Sao y bản chính: 10.000/ 1 trang tài liệu

Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ dịch thuật tại Các tỉnh thành khác trên toàn quốc

Thông tin các chi nhánh của công ty

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Hà Nội: 101 Láng Hạ, Đống Đa Hà Nội.

Văn phòng dịch thuật Miền Trung Tại Nghệ An: 05 Lê Viết Thuật, TP Vinh, Nghệ An

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Quảng Bình: 02 Hoàng Diệu, Nam Lý, Đồng Hới

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Huế: 44 Trần Cao Vân, TP Huê

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Bình Thuận: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Bình Thuận

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Quảng Ngãi: 449 Quang Trung, TP Quảng Ngãi

Văn Phòng dịch thuật Miền Trung tại Đồng Nai: 261/1 Tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Bình Dương: 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Văn Phòng dịch thuật Miền Trung tại Sài Gòn: Tầng 6 tòa nhà Vinaconex, 47 Điện Biên Phủ, Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Công ty dịch thuật miền trung Bình Thuận

Hotline: 0947.688.883 – 0963.918.438

Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện Việt Nam duy nhất lọt 'bảng vàng' Forbes về đóng góp chống Covid-19

Theo thông tin từ Forbes, tại khu vực châu Á, giới tỷ phú như Jack Ma, Masayoshi Son,… đã có nhiều hoạt động để ủng hộ cuộc chiến chống Covid-19, từ quyên góp tiền, tăng cường sản xuất thiết bị y tế cho đến tham gia sản xuất vaccine.

Tại Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup đang là cá nhân duy nhất được vinh danh trong cùng bảng vàng với những tỷ phú nói trên.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện Việt Nam duy nhất lọt bảng vàng Forbes về đóng góp chống Covid-19 - Ảnh 1.

Hãng tin của Mỹ đã liệt kê những đóng góp của ông và tập đoàn Vingroup trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19 tại Việt Nam. Trong tháng 4 này, Vingroup là đơn vị đi tiên phong trong hoạt động sản xuất máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560 đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.

Lợi thế của Vingroup là sở hữu 2 công ty con chuyên sản xuất ô tô VinFast và sản xuất thiết bị điện tử VinSmart. Từ đó, tập đoàn này có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết cơ khí và các chi tiết khó và hiếm hàng tại thời điểm này như các bo mạch điện tử.

Các nhà máy của VinFast và VinSmart có thể đạt công suất 10.000 máy thở mỗi tháng. Trước mắt, Vingroup sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ dịch thuật chống dịch.

Ngoài hoạt động liên quan đến sản xuất máy thở, Forbes cho biết trước đó Vingroup đã cam kết tài trợ 4,3 triệu USD cho các thiết bị y tế và xét nghiệm thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như ủng hộ cho hoạt động nghiên cứu sản xuất vaccine.

Ngoài ra, Vincom, công ty bán lẻ trong hệ thống Vingroup, cũng phân bổ khoảng 13 triệu USD để hỗ trợ những người thuê nhà bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Theo thống kê của Forbes, tính đến ngày 16/4/2020, tổng giá trị tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng đạt 6 tỷ USD.

Được biết, trong "bảng vàng" tôn vinh những nhân vật, doanh nghiệp tiêu biểu đóng góp vào công cuộc chống dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra tại khu vực châu Á, ngoài tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhiều tên tuổi lãnh đạo tầm cỡ của các quốc gia khác cũng xuất hiện như Jack Ma của Alibaba, Robin Li của Baidu, Chung Mong-koo của Hyundai, hay Ma Hueteng của Tencent...

Trên bình diện thế giới, 3 nhân vật đang đóng góp nhiều nhất cho cuộc chiến chống Covid-19 tính đến ngày 16/4 là đồng sáng lập, CEO trang mạng Twitter - Jack Dorsey (khoảng 1 tỷ USD), ông "vua phần mềm" của Ấn Độ, chủ tịch Tập đoàn Wipro Limited - Azim Hashim Premji (132 triệu USD) và tỷ phú Bill Gates (105 triệu USD).

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19
Tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020, vững vàng ở vị trí Top 3 thị trường giữa lúc đại dịch Covid-19 gây sóng gió cho nền kinh tế toàn thế giới - những bước tiến thần tốc đó của điện thoại thương hiệu Việt - Vsmart - đang là động lực để các doanh nghiệp cùng vượt qua thách thức...
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 1.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 2.

Dịch Covid-19 đang tô những mảng xám lên bức tranh kinh tế toàn cầu. Từ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho tới mọi mặt của đời sống xã hội đều không nằm ngoài sự càn quét của "cơn lốc xoáy" Covid-19. Thế nhưng, giữa bức tranh trầm lắng ấy, thị trường lại ghi nhận điểm sáng hiếm hoi đến từ ngành chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam trước đây – ngành sản xuất điện thoại thông minh.

Theo công bố mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường GfK, điện thoại Vsmart vừa xác lập kỳ tích chưa từng có khi chính thức đạt cột mốc 16,7% thị phần smartphone Việt Nam ở tuần cuối tháng 3/2020, tương ứng mức tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020. Sự tăng trưởng thần kỳ của dòng điện thoại mang thương hiệu Việt Vsmart chỉ sau 15 tháng ra mắt sản phẩm khiến ngay cả những người trong nghề lâu năm cũng phải kinh ngạc.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 3.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 4.

Nhìn vào thống kê từ GfK, tháng 8/2019, Vsmart chỉ chiếm 1,4% thị phần lượng máy bán ra của ngành hàng smartphone tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, Vsmart đã bứt phá như một vận động viên chạy nước rút đầy quyết tâm, tăng trưởng đều đặn lên 2,1% trong tháng 9, tháng 10 - 2,3%, tháng 11 - 6%, tháng 12 - 6,6%, tháng 1/2020 - 7,7%, tháng 2 - 11,2% và xác lập đỉnh mới 16,7% tại tuần thứ tư tháng 3.

Đặc biệt hơn, từ tháng 2/2020, Vsmart lần đầu tiên vượt qua "cột mốc sinh tử" - 10% thị phần - để chiếm vị trí thứ 3 trên thị trường.

Nói 10% thị phần điện thoại Việt là "cột mốc sinh tử" bởi từ 2016 đến nay, chưa một hãng nào đứng thứ 3 thị phần có thể vươn lên mốc 2 con số, dù đó đều là những "cây đa cây đề" trong làng smartphone thế giới... Trong ngành sản xuất kinh doanh ĐTDĐ tại Việt Nam, đây là một cột mốc quan trọng, bởi thương hiệu nào lên được mốc này sẽ được coi là thuộc Top trên với những cuộc đua ở một đẳng cấp khác. Khi một hãng nào có dấu hiệu tách tốp - tiến dần đến 10% - đều gặp phải sự "phản công" gắt gao của đối thủ bằng nhiều hình thức giành thị trường khác nhau.

Tuy nhiên, cú bứt tốc ngoạn mục của Vsmart nhanh và mạnh mẽ tới độ không thể ngăn cản. Vsmart đã kết hợp giữa việc tung chương trình hỗ trợ khách hàng và chinh phục thị trường bằng chất lượng sản phẩm vượt trội. Các chuyên gia trong ngành nhận định, dù là một "tân binh", nhưng Vsmart đã chơi theo cách chơi đẳng cấp của một "ông lớn" và một vị trí tốp trên dành cho thương hiệu smartphone Việt là kết quả hoàn toàn xứng đáng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 5.

Là hãng điện thoại Việt duy nhất hiện nay sở hữu nhà máy sản xuất hiện đại hàng đầu khu vực, không có gì ngạc nhiên khi Vsmart tạo ra cơn sốt ngay thời điểm trình làng 4 mẫu điện thoại đầu tiên. Tò mò được trải nghiệm, hồ hởi về dòng điện thoại Việt đúng nghĩa, có thể nói Vsmart đã thành công trước khi điện thoại đến tay người tiêu dùng.

Nhưng, để một hãng điện thoại thành công, chỉ bằng "tình yêu nước" của khách hàng liệu có đủ? Trước Vsmart, cũng không ít hãng điện thoại Việt ra đời với sự kỳ vọng rất lớn từ khách hàng nhưng đến giờ vẫn chưa hề có xếp hạng trên báo cáo của GfK. Nói vậy để thấy, thương hiệu Việt có thể là lợi thế ban đầu, song, để là công thức thành công thì không!  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 6.

Vậy đâu là công thức thành công, ít nhất cho đến hiện tại của Vsmart? Những người am hiểu thị trường smartphone đều có chung nhận xét: đó là việc thực hiện xuyên suốt công thức đưa ra thị trường điện thoại có cấu hình vượt trội trong mọi phân khúc, với mức giá tốt "không tưởng". 

Là đơn vị phân phối nhiều điện thoại Vsmart nhất ra thị trường, ông Phùng Ngọc Tuyên - Giám đốc ngành hàng viễn thông di động tại Thế Giới Di Động nhắc lại câu những chuyện chiếc Vsmart Live và Joy 3 là những smartphone Việt đầu tiên "cháy hàng" - điều chưa bao giờ xảy ra, để thấy Vsmart ngay từ đầu đã đi vào thực chất như thế nào.

"Từ khi xuất hiện trên thị trường, điện thoại Vsmart đã chiếm ưu thế đặc biệt về giá", lãnh đạo Thế Giới Di Động cho hay.

Trong khi đó, vlogger nổi tiếng chuyên reviews các sản phẩm công nghệ Trần Xuân Vinh cho rằng, với việc tái định vị chiếc Vsmart Live hay "cơn sốt" Joy 3 với 12.000 máy được bán ra trong 14h đầu mở bán, đã cho thấy Vsmart không chỉ tung ra những "cú đấm thép" đẳng cấp để chiếm lĩnh thị trường, mà quan trọng hơn là đã mang những sản phẩm công nghệ cao đến với phần đông khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Số liệu từ GfK ghi nhận, cứ 10 chiếc smartphone phân khúc dưới 2 triệu đồng bán ra thì có tới 7 chiếc là Vsmart. Việc Vsmart thúc đẩy gia tăng tỷ trọng điện thoại thông minh ở phân khúc phổ thông góp phần phổ cập công nghệ, nâng tầm trải nghiệm và cơ hội sở hữu sản phẩm chất lượng cao cho đông đảo người Việt. Nhìn từ góc độ kinh doanh, đây cũng là chiếc lược rất thông minh khi Vsmart thu hút lượng người dùng đông đảo chuyển từ feature phone (điện thoại cơ bản chỉ nghe gọi) lên smartphone.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 8.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 9.

Kì tích của Vsmart đạt được càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh kinh tế chao đảo bởi đại dịch Covid-19, khiến nhiều người gọi Vsmart như là biểu tượng của bản lĩnh doanh nghiệp Việt trong thời kì khó khăn.

Lý giải ở góc độ thị trường, nhiều chuyên gia đồng tình rằng, Vsmart đã tìm được những cơ hội trong bối cảnh khó khăn chung để bứt tốc. Bên cạnh đưa ra các sản phẩm với chất lượng và giá vượt trội, Vsmart còn tự tạo chuẩn mực mới trong việc chăm sóc khách hàng, coi người tiêu dùng là trung tâm của tất cả các sản phẩm dịch vụ.

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 10.

Chính vì thế, Vsmart dịch thuật là smartphone hiếm hoi vẫn có lượng tiêu thụ tốt khi thị trường đồng loạt sụt giảm. Nói như ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc kinh doanh CellPhoneS, Vsmart vừa là nguồn lực hỗ trợ các nhà bán lẻ trong việc duy trì doanh thu mùa dịch, vừa là nguồn động viên về tinh thần - ý chí vượt qua khó khăn.

Cột mốc vị trí thứ 3 trên thị trường của Vsmart không chỉ khẳng định vị thế mới của điện thoại thương hiệu  "Make in Vietnam" mà còn là là tín hiệu đáng tự hào khi Việt Nam có những sản phẩm cạnh tranh sòng phẳng với các hãng di động nổi tiếng trên thế giới. Với Vsmart, ước mơ về một nền công nghiệp tự chủ sản xuất thiết điện tử thông minh nói chung, điện thoại thông minh nói riêng đang dần trở thành hiện thực. Và trên tất cả, người tiêu dùng Việt Nam thực sự trở thành những người được hưởng lợi cuối cùng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 11.
Trung Kiên
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ


Bình luận